OKRs
Sách về OKRs mà Bill Gates khuyên đọc
OKR là viết tắt của “Objectives and Key Results” phương pháp quản trị theo mục tiêu và kết quả then chốt. OKRs được biết đến như một công thức quản trị theo mục tiêu của các gã khổng lồ công nghệ như Google, Intel, Youtube, Uber, Zynga, Twitter, LinkedIn....
Sách bất hủ xin giới thiệu đến bạn cuốn sách mà các CEO, các nhà quản trị doanh nghiệp không thể bỏ qua. Mà như Bill Gates nhận định: "Cuốn sách dành cho bất cứ ai quan tâm đến việc trở thành một nhà quản lý tài giỏi
Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề "Làm điều quan trọng:Google, Intel, Adobe, Youtube.... đã dịch chuyển thế giới bằng OKRs như thế nào?".
Cuốn sách như một cẩm nang, cung cấp những kiến thức giúp bạn hiểu và áp dụng OKRs trong quản trị và vận hành chính doanh nghiệp của bạn.
Mua sách trên Tiki
Năm 1999 khi quyết định đầu tư 12,5 triệu USD vào Google, John Doerr thấy rằng vấn đề mà 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đang gặp phải chính là chưa có một kế hoạch kinh doanh cũng như phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
John Doerr đã hướng dẫn hai chàng trai trẻ một phương pháp quản trị, vốn là bí quyết quản trị và vận hành của Intel để áp dụng cho Google - đó chính là OKRs. Chính công thức quản trị này đã được Google áp dụng từ khi là một công ty khởi nghiệp cho đến nay, khi họ đã trở thành cả một "đế chế" với giá trị nghìn tỷ đô.
Vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải chính là việc quả trị không hiệu quả. Thiếu sự phối hợp và nhất quán trong hoạt động của doanh nghiệp. Sự sai lệch trong truyền đạt mục tiêu cần đạt được giữa các cấp trong doanh nghiệp.
OKRs đơn giản hóa và hạn chế những sai lệnh này bởi nó rất đơn giản và rõ ràng, giúp nhân viên tập trung và đi đúng hướng, với những mục tiêu và kết quả then chốt được định sẵn
John Doerr định nghĩa OKRs:
Objectives- Mục tiêu là những thứ chúng ta muốn đạt được không hơn không kém. Mục tiêu phải có ý nghĩa, rõ ràng, khả thi và lý tưởng nhất là tạo được cảm hứng đến làm việc.
Key Results - Kết quả then chốt là những dấu mốc sẽ đánh dấu và giám sát cách chúng ta đi đến những mục tiêu đó như thế nào. Kết quả then chốt hữu hiệu phải được đóng trong một khung thời gian xác định cụ thể: đạt được hoặc không đạt được, không có vùng xám giao thoa.
OKRs được áp dụng với nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ cá nhân, Team- đội nhóm, phòng ban cho đến cấp chiến lược của một doanh nghiệp. Chính sự lồng ghép này giúp cho doanh nghiệp vận hành một cách nhất quán và các hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phòng ban lại có thể bổ trợ cho nhau.
Có thể nói OKRs mang lại rất nhiều lợi ích sâu sắc cho tổ chức. Có thể kể ra, đó là việc xác định những điều quan trọng nhất cần làm, tăng cường vào hiệu quả và phối hợp giữa các thành viên. OKRS giúp từng nhân viên trong tập thể công ty luôn đi đúng hướng, liên kết với các mục tiêu phía trên, thống nhất trong toàn bộ cơ cấu công ty.
Sách bất hủ xin giới thiệu đến bạn cuốn sách mà các CEO, các nhà quản trị doanh nghiệp không thể bỏ qua. Mà như Bill Gates nhận định: "Cuốn sách dành cho bất cứ ai quan tâm đến việc trở thành một nhà quản lý tài giỏi
Measure What Matters: How Google, Bono, and the Gates Foundation Rock the Work with OKRs
Tác giả: John Doerr
Cuốn sách này đã được dịch ra tiếng Việt với tựa đề "Làm điều quan trọng:Google, Intel, Adobe, Youtube.... đã dịch chuyển thế giới bằng OKRs như thế nào?".
Cuốn sách như một cẩm nang, cung cấp những kiến thức giúp bạn hiểu và áp dụng OKRs trong quản trị và vận hành chính doanh nghiệp của bạn.
Mua sách trên Tiki
Năm 1999 khi quyết định đầu tư 12,5 triệu USD vào Google, John Doerr thấy rằng vấn đề mà 2 nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đang gặp phải chính là chưa có một kế hoạch kinh doanh cũng như phương pháp quản trị doanh nghiệp hiệu quả.
John Doerr đã hướng dẫn hai chàng trai trẻ một phương pháp quản trị, vốn là bí quyết quản trị và vận hành của Intel để áp dụng cho Google - đó chính là OKRs. Chính công thức quản trị này đã được Google áp dụng từ khi là một công ty khởi nghiệp cho đến nay, khi họ đã trở thành cả một "đế chế" với giá trị nghìn tỷ đô.
Vấn đề mà hầu hết các doanh nghiệp gặp phải chính là việc quả trị không hiệu quả. Thiếu sự phối hợp và nhất quán trong hoạt động của doanh nghiệp. Sự sai lệch trong truyền đạt mục tiêu cần đạt được giữa các cấp trong doanh nghiệp.
OKRs đơn giản hóa và hạn chế những sai lệnh này bởi nó rất đơn giản và rõ ràng, giúp nhân viên tập trung và đi đúng hướng, với những mục tiêu và kết quả then chốt được định sẵn
John Doerr định nghĩa OKRs:
Objectives- Mục tiêu là những thứ chúng ta muốn đạt được không hơn không kém. Mục tiêu phải có ý nghĩa, rõ ràng, khả thi và lý tưởng nhất là tạo được cảm hứng đến làm việc.
Key Results - Kết quả then chốt là những dấu mốc sẽ đánh dấu và giám sát cách chúng ta đi đến những mục tiêu đó như thế nào. Kết quả then chốt hữu hiệu phải được đóng trong một khung thời gian xác định cụ thể: đạt được hoặc không đạt được, không có vùng xám giao thoa.
OKRs được áp dụng với nhiều cấp độ khác nhau, từ cấp độ cá nhân, Team- đội nhóm, phòng ban cho đến cấp chiến lược của một doanh nghiệp. Chính sự lồng ghép này giúp cho doanh nghiệp vận hành một cách nhất quán và các hoạt động của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận phòng ban lại có thể bổ trợ cho nhau.
Có thể nói OKRs mang lại rất nhiều lợi ích sâu sắc cho tổ chức. Có thể kể ra, đó là việc xác định những điều quan trọng nhất cần làm, tăng cường vào hiệu quả và phối hợp giữa các thành viên. OKRS giúp từng nhân viên trong tập thể công ty luôn đi đúng hướng, liên kết với các mục tiêu phía trên, thống nhất trong toàn bộ cơ cấu công ty.
Nhà tài trợ bài viết:
Post a Comment
0 Comments